Tin tức
Thống kê truy cập
:  6,629,272
:  68
Dịch vụ tận tâm
Những kẻ được lợi từ nóng lên toàn cầu
26-12-2015

Nóng lên toàn cầu khiến cho gấu Bắc Cực đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, tuy nhiên một số loài như thỏ giày tuyết và nai sừng tấm lại đang hưởng lợi từ biến đổi khí hậu.

nhung-ke-duoc-loi-tu-nong-len-toan-cau

Thỏ đi giày tuyết ở Alaska. Ảnh: Les Piccolo.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Global Change Biology hôm 3/11, nhà sinh thái học Bắc Cực  Ken Tape và cộng sự chỉ ra thỏ rừng giày tuyết (Lepus americanus) và nai sừng tấm ở Alaska, Mỹ, có vẻ như đang hưởng lợi từ việc Trái Đất nóng lên.

"Trái Đất nóng lên và môi trường sống của cây bụi mở rộng là lý do phù hợp nhất cho việc gia tăng số lượng thỏ giày tuyết ở Alaska", Tape viết. "Sự gia tăng số lượng thỏ giày tuyết và những động vật ăn cỏ khác do môi trường sống của cây bụi trên cạn mở rộng trái ngược với việc giảm số lượng động vật biển có vú do băng tan".

Theo nhóm nghiên cứu, nhiệt độ Trái Đất tăng lên dẫn tới mùa xuân đến sớm hơn ở Alaska, khiến cho mùa sinh trưởng dài hơn, cây bụi phát triển tốt hơn.

Cây bụi phát triển tốt đồng nghĩa với việc thỏ rừng giày tuyết có nhiều chỗ ăn và trú ẩn hơn. Kết quả là loài động vật này đang xuất hiện ở những vùng mà chúng chưa từng được bắt gặp trước đây. Cơ chế này cũng đúng với những loài động vật ăn cỏ khác như nai sừng tấm.

"Vào những năm 1800, không có thỏ đi giày tuyết và nai sừng tấm ở vùng lãnh nguyên Alaska", Tape chia sẻ với Huffington Post.

Các số liệu cho thấy nai sừng tấm di cư đến vùng này vào những năm 1930, tiếp đó là thỏ giày tuyết vào năm 1977. Cả hai loài cùng di chuyển theo sự mở rộng diện tích cây bụi về phía bắc. "Chúng tôi nhận thấy sự nóng lên làm tăng chiều cao của cây bụi, và những cây bụi cao này thu hút thỏ giày tuyết và có thể cả nai sừng tấm tới định cư", Tape nói.

Ngoài thỏ giày tuyết vài nai sừng tấm, ve hươu, kiến lửa đỏ và một số côn trùng gây hại cho nông nghiệp cũng hưởng lợi từ hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Telex   VNI   Off