Những điều cần biết khi sử dụng đèn bàn
Trên thị trường hiện nay, đèn chiếu sáng mà cụ thể là đèn bàn có 4 loại thông dụng nhất là đèn sợi đốt, đèn halogen, đèn huỳnh quang và đèn LED. Mỗi loại bóng đèn có những ưu và nhược điểm riêng, tùy theo nhu cầu, đối tượng sử dụng và điều kiện kinh tế,... mà bạn có thể chọn cho gia đình mình sản phẩm phù hợp nhất.
Sử dụng đúng loại đèn bàn cho trẻ em
Đèn bàn học cho trẻ em nên có độ cao trung bình từ 40 đến 50 cm. Bên cạnh đó, đèn bàn có thể điều chỉnh cần đèn linh hoạt để phù hợp nhất với mắt trẻ, tránh mỏi mắt hay cận thị. Vì mắt trẻ em có khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt hơn mắt người trưởng thành nên bạn không nên sử dụng bóng đèn phát sáng quá mạnh. Những bóng đèn LED có công suất 1U-11W-5000K, hiệu suất phát quang 50-60lm/W là những bóng đèn cho ánh sáng phù hợp với mắt trẻ nhất.
Ngoài ra, đèn bàn cho trẻ em nên được thiết kế chắc chắn, hạn chế bị xô đẩy hay xộc xệch khi sử dụng. Hiện nay, có nhiều loại bàn học có gắn sẵn đèn bàn, bạn có thể lựa chọn cho con mình. Phần chụp đèn cần thiết kế hợp lý để không hắt quá nhiều ánh sáng trực tiếp đến mắt trẻ đồng thời, vẫn cho khoảng sáng vừa đủ tạo không gian thoải mái khi học.
Không nên quá phụ thuộc vào các loại đèn bàn chống cận thị
Hiện nay, có nhiều sản phẩm đèn bàn được giới thiệu có khả năng chống cận thị. Nhiều bậc phụ huynh không ngại bỏ ra số tiền lớn để mua cho con mình mà không để ý quá nhiều đến thông số kỹ thuật của đèn. Thực tế, đèn bàn bảo vệ thị lực hay còn gọi là đèn chống cận thị là những chiếc đèn bàn cho chất lượng ánh sáng đảm bảo, tạo ra môi trường ánh sáng tiện nghi nhất, ít làm ảnh hưởng đến đôi mắt trong quá trình học tập. Chứ không có nghĩa, nó có khả năng chống lại mọi tác nhân gây cận thị. Nếu sử dụng quá lâu với cường độ ánh sáng quá mạnh vẫn sẽ gây mỏi mắt, lâu dài vẫn có thể dẫn đến cận thị.
Vì vậy, hãy nên tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì ánh sáng đèn, đây là nguồn ánh sáng tốt nhất cho đôi mắt. Thêm vào đó, không đọc sách hay học tập, làm việc quá lâu sẽ khiến mắt phải điều tiết liên tục gây hại cho đôi mắt.
Điều chỉnh các khớp xoay
Nhiều sản phẩm đèn chiếu sáng có thiết kế các khớp xoay để thể dễ dàng điều chỉnh theo nhiều góc độ giúp đèn đáp ứng linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, bạn cần nhẹ nhàng khi thao tác, không nên xoay quá mạnh hoặc xoay quá độ mở tối đa của khớp sẽ làm hỏng đèn.
Không lắp đèn ở nơi ẩm ướt
Khi lắp bóng đèn có đui rời, đui xoay, bạn cần nắm vào phần đế nhựa, kim loại cách điện của bóng để vặn vào, không nắm vào phần bóng. Không nên lắp đặt bóng đèn các loại những nơi ẩm ướt, sẽ làm hư các tụ, mạch điện ở đui bóng. Nếu phải lắp bóng ở những nơi dễ ẩm ướt, hãy chọn loại bóng đèn có khả năng chống ẩm, chuyên dụng trong môi trường ẩm ướt được thiết kế kèm đui kín chống ẩm.
Vệ sinh đèn định kỳ
Trong khi sử dụng, đèn bàn sẽ không tránh khỏi bị bụi bẩn. Khi vệ sinh đèn, bạn chỉ cần dùng một miếng vải khô mềm để lau, nhớ rút ổ cắm điện của đèn khi vệ sinh để tránh khỏi những rủi ro ngoài ý muốn. Việc vệ sinh bóng đèn thường xuyên sẽ giúp nguồn ánh sáng luôn đảm bảo, đồng thời tăng tuổi thọ bóng đèn.
Bên cạnh đó, nếu dùng đèn bàn để trang trí trong nhà, bạn không nên để đèn bàn gần các nguồn nhiệt như máy sưởi, bếp hoặc các thiết bị khác phát sinh nhiệt. Không nên tự ý tháo lắp đèn, có thể dẫn đến hỏng hóc ngoài ý muốn và sẽ không được bảo hành. Tránh để đèn bàn ở những nơi rung, lắc, bẩn bụi có thể làm giảm thời gian sử dụng của đèn. Tránh để đèn rơi và va đập vào các vật nặng.